Nước chiếm 70% cấu tạo cơ thể, nước đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe con người. Vì thế mà mỗi lần vận động chúng ta đều cần bổ sung rất nhiều nước. Thế nhưng không phải ai cũng chú ý tới việc lựa chọn nước uống hàng ngày. Thực tế, hiện nay vẫn còn rất nhiều gia đình sử dụng nguồn nước bị loại bỏ hầu hết các khoáng chất.
Từ lâu, các nhà khoa học đã nhấn mạnh lợi ích của các khoáng chất có trong nước đối với sức khỏe con người. Chúng có vai trò đặc biệt trong các hoạt động chuyển hóa, góp phần vào các phản ứng hóa sinh giúp cơ thể dẻo dai và khỏe mạnh. Trong đó phải kể đến các loại khoáng chất gồm Kali, Natri, Canxi, Magie, Sulfur, Phosphor, Clorua…
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc thiếu đi các khoáng chất kể trên đều có thể gây ra các bất thường về sức khỏe. Chẳng hạn như thiếu canxi gây ảnh hưởng tới việc phát triển chiều cao, hụt florua làm tăng nguy cơ loãng xương và sâu răng hay thiếu Kali kiến cơ thể tăng thải nước và làm giảm Kali máu huyết.
Dù bạn khó có thể cảm nhận được sự ôi thiu của nước đun sôi để nguội nhưng sự thực là nước đun sôi để nguội có thể bị thiu.
Sự ôi thiu của nước sôi để nguội bắt nguồn từ vi khuẩn ngoài môi trường xâm nhập vào. Do đó, dù bạn sử dụng nước ao hồ, sông suối hay nước máy để nấu sôi thì khi để lâu, nước sôi để nguội vẫn có thể bị nhiễm bẩn.
Tuy nhiên, khác với các loại thực phẩm khác, nước đun sôi để nguội không chứa quá nhiều thức ăn cho vi khuẩn, nên sự xâm nhập của vi khuẩn và lượng vi khuẩn xâm nhập cũng ít hơn so với thực phẩm. Thời gian để nước đun sôi để nguội thực sự ôi thiu cũng lâu hơn – 24 tiếng.
Điều này cũng cho chúng ta thấy rằng, sử dụng nước đun sôi để nguội sau mỗi lần vận động lại không khiến cơ thể đỡ mệt hay giúp cơ thể giải tỏa cơn khát. Thực tế, những lúc cơ thể vận động mệt đó là do cơ thể chúng ta đang thiếu đi khoáng chất, đó là lúc chúng đang “khát khoáng” chứ không phải khát nước như chúng ta vẫn thường hay nghĩ tới.
Theo tài liệu của WHO, khoáng chất tự nhiên có trong nước tồn tại dạng ion nên cơ thể con người rất dễ hấp thu qua đường tiêu hóa. Cân bằng khoáng chất giúp nước dễ thẩm thấu vào tế bào. Do đó việc chú trọng chất lượng nước uống, ưu tiên sử dụng nguồn nước có chứa khoáng chất để uống hàng ngày là điều rất cần thiết.
Theo hướng dẫn về dinh dưỡng tại Việt Nam, nước uống được đánh giá là lý tưởng để sử dụng mỗi ngày là loại nước có thể cung cấp được 20% lượng Magie và Canxi cho cơ thể. Đồng thời, tổng hàm lượng chất rắn hòa tan có trong nước nằm trong phạm vi từ 100mg đến 500mg mỗi lít.
Nhiều loại khoáng chất ở ngoài tự nhiên là các kim loại được sử dụng để chế tạo các vật dụng hàng ngày bền và chắc, như ống đồng hoặc chảo sắt. Nhưng chúng không tạo thành những vật thể bền và chắc như vậy trong cơ thể chúng ta. Thay vào đó, các khoáng chất thiết yếu đó cần thiết để kích hoạt các enzym - phân tử có công việc quan trọng trong cơ thể. Ngoài ra mỗi loại khoáng chất cũng có nhiều vai trò thiết yếu đặc biệt khác. Dưới đây là các vai trò của chúng:
- Canxi: Cấu tạo nên xương và răng, kích hoạt các enzym khắp cơ thể, giúp điều hòa huyết áp, giúp hoạt động giãn và co cơ, dẫn truyền xung động thần kinh và làm đông máu.
- Đồng: Hỗ trợ chuyển hóa năng lượng, tạo ra các tế bào hồng cầu, điều chỉnh chất dẫn truyền thần kinh và loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể.
- Sắt: Giúp tạo ra hemoglobin (hóa chất vận chuyển oxy trong các tế bào hồng cầu của cơ thể) và myoglobin (một loại protein trong tế bào cơ). Sắt cần thiết để kích hoạt một số enzym và để tạo ra các axit amin, collagen, chất dẫn truyền thần kinh và hormone.
- Magiê: Giống như canxi, magiê góp phần hình thành nên xương và răng, giúp điều chỉnh huyết áp và lượng đường trong máu, đồng thời cho phép các cơ co lại, dẫn truyền xung động dây thần kinh, giúp làm đông máu và góp phần vào hoạt động của các enzym.
- Mangan: Giúp hình thành xương, chuyển hóa axit amin, cholesterol và carbohydrate.
- Kali: Cân bằng nội môi bên trong cơ thể, giúp duy trì nhịp tim ổn định và làm cho cơ co lại, đồng thời có lợi cho xương và huyết áp.
- Natri: Cân bằng chất lỏng trong cơ thể, giúp gửi các xung thần kinh và giúp làm cho cơ co lại.
- Kẽm: Giúp đông máu, tạo ra protein và DNA, giúp chữa lành vết thương và phân chia tế bào, ngoài ra kẽm còn có chức năng trong nhận thức vị giác, tham gia cấu tạo nên nhiều enzym, duy trì sự phát triển bình thường của bào thai, sản xuất tinh trùng, tăng trưởng bình thường và trưởng thành giới tính, góp phần vào tăng cường sức khỏe hệ thống miễn dịch.
- Clorua: Cần thiết để cân bằng nội môi trong cơ thể, là thành phần tạo nên axit trong dịch vị dạ dày.
- I ốt: Được tìm thấy trong hormone tuyến giáp, giúp điều chỉnh sự tăng trưởng, phát triển và trao đổi chất
- Florua: Tham gia vào quá trình hình thành xương và răng, giúp ngăn ngừa sâu răng.
Các khoáng chất thiết yếu là những dinh dưỡng không thể thiếu để duy trì các hoạt động sống hằng ngày của chúng ta và giúp cơ thể được khỏe mạnh. Hy vọng bài viết trên bạn đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích về khái niệm các chất khoáng và vai trò của chúng đối với sức khỏe con người.